Kinh nghiệm chữa thoát vị đĩa đệm của ông Johannes người Séc

Kinh nghiệm chữa thoát vị đĩa đệm

Trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm của mình, ông Johannes Rauthe được bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan – trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn, giảng viên bộ môn YHCT Đại học Y dược TPHCM giải thích rất kỹ càng về căn bệnh thường gặp này.

Theo bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan, bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, được cấu tạo bởi một lớp vỏ sợi có chứa nhân nhầy ở bên trong. Vai trò của đĩa đệm là giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi những chấn thương.  Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các nhân nhầy bị thoát ra ngoài do lớp ỏ bọc bị giãn quá mức, chèn ép vào các dây thần kinh hoặc tủy sống gây đau đớn, tê liệt.

Kinh nghiệm chữa thoát vị đĩa đệm
Ông Johannes Rauthe – người Cộng hòa Séc chi sẻ những kinh nghiệm chữa thoát vị đĩa đệm

Với trường hợp của ông Johannes, quá trình xét nghiệm, chẩn đoán ông bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 – L5, bệnh chưa quá nghiêm trọng nên không cần thực hiện phẫu thuật. Có thể điều trị bằng thuốc Đông y kết hợp với châm cứu, bấm huyệt và vật lý trị liệu. Phác đồ điều trị thực hiện trong khoảng 4 – 6 tháng sẽ giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động.

Với kinh nghiệm chữa bệnh thoát vị đĩa đệm lâu năm của mình , bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan đã kê cho ông Johannes các loại thuốc Đông y có công dụng giảm đau, chống viêm, giãn cơ, cải thiện chức năng tuần hoàn ở đây, khôi phục lại trạng thái ban đầu cho đĩa đệm. Bệnh nhân sử dụng thuốc và nghỉ ngơi trong vòng 1 tuần cho đến khi chắc chắn có thể vận động để thực hiện những biện pháp điều trị châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu.

Trong giai đoạn chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu, bấm huyệt và vật lý trị liệu, bệnh nhân được bác sĩ Nhi cho áp dụng các biện pháp nắn chỉnh cột sống như kéo dãn, tác động cột sống, mang dụng cụ cố định cột sống thắt lưng bị đau.

Quá trình này giúp kéo giãn các mâm đốt sống lưng, tạo khe hở để phần đĩa đệm bị thoát vị trở về vị trí cũ. Cùng với đó, bác sĩ Tú sẽ trực tiếp thực hiện xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, thủy châm để giảm đau, chống co cứng đồng thời cải thiện chức năng của cột sống, cải thiện khả năng vận động khi rễ thần kinh và tủy sống không còn bị chèn ép.

Đến khi bệnh nhân có thể vận động lại bình thường, các bác sĩ sẽ áp dụng vật lý trị liệu bằng các liệu pháp nhiệt như tắm nước nóng, chườm túi lạnh, dùng đệm sưởi; các liệu pháp chiếu tia hồng ngoại, tia laser, từ trường, sóng ngắn, điện dẫn thuốc hoặc tắm cát, đắp bùn, tắm suối khoáng,…

Xem thêm: Bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả