Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không?
Đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương, giúp chúng ta có thể cúi ngửa, nghiêng, vặn mình. Bước qua tuổi trung niên đĩa đệm sẽ dần thay đổi không còn tính đàn hồi như trước, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, rạn nứt và dễ rách, nhân nhầy có thể bị khô dễ dẫn tới bị thoát vị đĩa đệm nếu bị tác động, gặp yếu tố thuận lợi.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không
Khi bị thoát vị đĩa đệm nếu không kịp thời điều trị, bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh như: Tàn phế do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn khi các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng bị chèn ép. Teo cơ, mất khả năng lao động, đời sống sinh hoạt bị ảnh hưởng.
- Đau rễ thần kinh: Phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh do chèn ép cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ. Các cơn đau rễ thần kinh thường xuất hiện theo dai dẳng, kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến chân. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Trong quá trình di chuyển, người bệnh thường xuyên phải dừng lại một đoạn để nghỉ. Nằm nghỉ tại giường cơn đau sẽ giảm nhanh chóng, hoạt động thường ngày cũng do đó mà bị ảnh hưởng.
- Rối loạn cảm giác: Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh, biến chứng này thường xảy ra ở những khoảng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, phổ biến nhất là cảm giác nóng, lạnh và xúc giác.
- Rối loạn vận động: Khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh có thể bị bại liệt ở 2 chân do rễ thần kinh chi phối.
- Rối loạn cơ thắt: Trong tổn thương các rễ vùng xương cùng có biểu hiện lúc đầu là bí tiểu, sau đó người bệnh đi tiểu không thể kiểm soát được, luôn có nước tiểu chảy rỉ ra do cơ thắt kiểu ngoại vi bị liệt không giữ được nước tiểu.
- Hội chứng đuôi ngựa: Với những cơn đau một cách dữ dội, người bệnh không thể chịu nổi, đòi hỏi cấp cứu về thần kinh. Kèm theo liệt cơ, mất cảm giác, rối loạn cảm giác…
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không
Khi chúng ta hiểu rõ về bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh, đồng thời chữa trị đúng cách thì người bệnh cũng sẽ nhanh chóng phục hồi.
Theo thời gian các xương khớp sẽ dần bị thoái hóa, cấu trúc khớp xương sụn bị hư tổn, đĩa đệm cũng bị bào mòn và mất nước, xuất hiện những tổn thương vi thể. Khi đó, một số các hoạt động như mang vác vật nặng, cúi gập người, xoay người đột ngột hay những chấn thương như bị bước hụt chân, té ngã... sẽ ra áp lực rất lớn cho đĩa đệm khiến chúng bị thoát vị.
Theo các bác sĩ tại Y học Cổ truyền Sài Gòn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ có chuyên môn về xương khớp để được thăm khám khi thấy xuất hiện những cơn đau ở cột sống. Nếu như được thăm khám, chữa trị kịp thời cùng phương pháp phù hợp thì khả năng chữa lành bệnh trên 95%.
Liên hệ Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn
Email: yhoccotruyensg@gmail.com
SĐT: 0931.225.777 - 02862.860.111 Sau 20h gọi 0986.177.732
Địa chỉ: 1061B Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình, TPHCM
Cơ sở 2: 483 Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, TPHCM
Nguồn: https://yhoccotruyensaigon.com/benh-thoat-vi-dia-dem-co-nguy-hiem-khong-270.html